Tính từ được sử dụng rất nhiều trong các bài thi tiếng Anh và trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Trên thực tế có nhiều loại tính từ khác nhau, và đôi khi các em sẽ phải sử dụng nhiều tính từ trong một câu để diễn đạt. Để có thể sử dụng nhiều loại tính từ cùng một lúc,các em cần hiểu rõ trật từ tính từ (Osascomp), hay nói cách khác cần sắp xếp được các tính từ khác nhau. Bài viết này SAM sẽ cùng các em ôn lại chủ điểm kiến thức quan trọng này nhé.
I. Định nghĩa
OSASCOMP là một quy tắc trật tự tính từ trong Tiếng Anh vô cùng quan trọng. Nó giúp các em sắp xếp được thứ tự của các tính từ miêu tả một đối tượng, sự vật sự việc trong câu một cách chính xác và hợp lý.
II. Công thức
Quy tắc này được đặt tên dựa trên các chữ cái đầu của các tính từ, lần lượt là:
OSASCOMP
OPINION – SIZE – AGE – SHAPE – COLOR – ORIGIN – MATERIAL – PURPOSE
Trong đó:
- – Từ nhận xét, quan điểm (Opinion): Useful (hữu ích), beautiful (đep), interesting (thú vị), lovely (đáng yêu), delicious (ngon miệng), handsome (đẹp trai), glorious (lộng lẫy), luxurious (sang trọng).
– Thứ tự của tính từ trong câu được quy định bởi ý nghĩa. Tính từ chỉ quan điểm chung, thể hiện ý kiến chủ quan của người viết, người nói , sẽ đứng trước tính từ chỉ quan điểm riêng, thể hiện đặc điểm của sự vật, hiện tượng được đề cập tới.
- Kích cỡ (Size): big, small, huge, tiny,…………
- Tuổi thọ, tình trạng (Age): old, young, new, brand-new, ancient (cổ đại), modern (hiện đại),…
- Hình dáng (Shape): round (tròn), triangle (tam giác), cubic (hình hộp), heart-shaped (hình trái tim), flat (bằng phẳng), square (hình vuông)…
- Sắc màu (Color): white (trắng), cream (kem), yellow (vàng), red (đỏ), blue ( xanh da trời), purple (tím), emerald (xanh ngọc),…
- Nguồn gốc (Origin):Vietnamese, Turkish, Belarusian, Bulgarian, Finnish, Greece,…
- Chất liệu (Material): mud (bùn), rubber (cao su), dust (bụi), platinum (bạch kim), clay (đất sét), tin (thiếc), zinc (kẽm), steel (thép), silver (bạc), paper (giấy), fibreglass (sợi thủy tinh), alloy (hợp kim), smoke (khói), chalk (phấn),..
- Mục đích ( Purpose): crying, sweeping, sleeping, eating, looking,..
Ex:
- A beautiful old Indian lamp. (Một chiếc đèn Ấn Độ cổ tuyệt đẹp.)
- An elegant three-bedroom ancient French house. ( Một ngôi nhà cổ kiểu Pháp ba phòng ngủ trang nhã.)
Quy tắc OSASCOMP chỉ là một quy tắc chung, và trong thực tế, không phải lúc nào cũng cần sử dụng đầy đủ cả 8 loại tính từ. 3 loại tính từ thường được sử dụng phổ biến là: Opinion (ý kiến), Size (kích thước), Age (tuổi tác). Dẫu vậy, ta vẫn cần nắm rõ trật tự của tính từ để sắp xếp đúng với ngữ pháp.
III. Cách áp dụng
Trên lý thuyết, thường chúng ta sẽ có thứ tự sắp xếp loại từ là:
Tính – Danh – Động – Trạng
Nhưng thực tế cho thấy, các loại từ có thể linh hoạt vị trí khác nhau, miễn là đảm bảo tính logic và tính chính xác của ngữ pháp. Dưới đây là một số cấu trúc sử dụng trật tự của tính từ:
- Cấu trúc “so…that”: S1 + sound/feel/look/seem/. . . + so + adj + that + S2 + V
Ex: The teacher seems grumpy, but so kind middle – aged Japanese that a lot of students love him. ( Người thầy có vẻ ngoài gắt gỏng nhưng lại là một người Nhật trung tuổi tốt bụng nên được rất nhiều học sinh yêu quý.)
- Các dạng so sánh bằng, so sánh hơn, so sánh nhất:
Ex: The house is the most magnificent spacious old two-storey. (Ngôi nhà hai tầng cổ kính rộng rãi tráng lệ nhất.)
- Cấu trúc “enough”: S + to be + adj + enough + to V
Ex: These glasses are lovely old enough to be displayed at a second-hand store. (Chiếc kính này là một chiếc kính cũ đáng yêu đủ để trưng bày ở cửa hàng đồ cũ.)
- Động từ liên kết to be/ appear/ get/ look/seem/…+ adj
Ex: Mr. Alex looks so attractive because he has black soft curly hair. (Ông Alex trông thật thu hút vì có mái tóc xoăn đen mềm mại.)
- Câu cảm thán: What + (a/an) + adj + N! (or How + adj + S + V!)
Ex: What an interesting old Vietnamese oil painting! (Thật là một bức tranh sơn dầu cổ xưa của Việt Nam thú vị!)
Quy tắc:
- Các tính từ cùng loại được sử dụng để miêu tả cho một danh từ thì được phân cách bằng dấu phẩy ( có thể thêm and), khác loại thì ta xếp cạnh nhau.
- Không đặt dấu phẩy giữa hạn định từ (This, these,..) và tính từ, giữa tính từ và danh từ