Không chỉ là chủ điểm ngữ pháp chắc chắn có mặt trong hầu như tất cả các bài thi TIếng Anh, câu bị động còn là ngữ pháp quen thuộc trong Writing IELTS hay cả trong giao tiếp. Bởi sự quan trọng của chủ điểm ngữ pháp này, SAM sẽ cùng các em ôn lại và tổng hợp các dạng bị động của từng thì trong tiếng Anh nhé.
1. Cách sử dụng
Câu bị động được sử dụng khi các em muốn nhấn mạnh vào một hành động/sự việc nào đó trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.
Ex: The cake has been eaten yesterday
2. Cấu trúc
2.1. Cấu trúc chung:
Câu chủ động: S + V + O
Câu bị động: S + be + V chia ở dạng p2 + ( by + O )
2.2. Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động trong từng thì:
Thì | Cấu trúc câu bị động | Example |
Hiện tại đơn | S + is/am/are + V chia ở dạng p2 | Food is delivered to restaurant every morning |
Hiện tại tiếp diễn | S + is/am/are + being + V chia ở dạng p2 | Several new policies are being considered by our boss. |
Quá khứ đơn | S + was/were + V chia ở dạng p2 | My car was stolen last night |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/were + being + V chia ở dạng p2 | The mall was being repairing when we came |
Hiện thoại hoàn thành | S + have/has + been + V chia ở dạng p2 | The building has been done since last year |
Tương lai đơn | S + will be + V | The party will be held by the time we arrive |
Tương lai tiếp diễn | S + will be + being + V chia ở dạng p2 | Your car will be being repaired this afternoon |
Be going to | S + tobe going to + be + V chia ở dạng p2 | This project is going to be done by the next year |
Modal Verb | S + Modal Verb + be + V chia ở dạng p2 | The match can be canceled because of bad weather |
3. Những điều cần lưu ý
♦ Nội động từ (như cry, die, arrive, disappear, wait) không dùng ở hình thức bị động.
♦ Khi câu chủ động có từ hai tân ngữ ta có thể chuyển thành 2 câu bị động hoặc chọn một trong hai tân ngữ làm chủ ngữ (ưu tiên tân ngữ chỉ người).
♦ Có thể lược bỏ by me/ by him/ by her/ by it/ by us/ by you/ by them/ by someone/ by somebody/ by people khi chuyển sang câu bị động.
♦ Nếu câu chủ động có trạng từ chỉ nơi chốn thì các em sẽ đặt trạng từ đó ở trước “by O”.
♦ Với các câu chủ động có trạng ngữ chỉ thời gian thì khi viết lại thành câu bị động, các em sẽ đặt trạng ngữ chỉ thời gian sau by O.
♦ Các động từ: ask/ tell/ give/ send/ show/ teach/ pay/ offer… thường có hai tân ngữ.
♦ Khi chủ ngữ trong câu chủ động mang nghĩa phủ định (no one, nobody, none of… ) thì khi chuyển sang dạng bị động, các em sẽ chia động từ bị động ở dạng phủ định.
4.Lời kết
Thông qua bài viết, các em có thể thấy câu bị động là một công cụ hữu ích giúp các em có thể diễn đạt ý tưởng một cách phong phú và đa dạng. Hi vọng các em đã có thể nắm chắc cách dùng của chủ điểm ngữ pháp này sau khi đọc.