Trung tâm Tiếng Anh SAM

Câu điều kiện

Câu điều kiện (Conditional Sentences) là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh, thường xuất hiện trong các kỳ thi lẫn giao tiếp thường ngày. Để giúp các em nắm chắc kiến thức này, hãy cùng SAM ôn lại về cách sử dụng, công thức của chủ điểm này nhé..Cấu trúc câu điều kiện loại 1,2,3: Cách dùng và ví dụ

I. Câu điều kiện loại 0

  1. Cách dùng

Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để nói về những sự thật hiển nhiên,thông tin có xác thực, một quy luật tự nhiên hoặc một thói quen

Ex:

  •  If the sun shines, the plants grow. (Nếu mặt trời chiếu sáng, cây cối sẽ phát triển.)
  • If you eat too much, you get sick. (Nếu bạn ăn quá nhiều, bạn sẽ bị bệnh.)
  1. Công thức

       If + S + V s / es, S + V s / es                  

Ex: 

  • If she hits the vase, it breaks. (Nếu cô ấy chạm vào bình hoa, nó có thể bị vỡ.)
  • If you heat water, it boils. (Nếu bạn đun nước, nó sẽ sôi.)
  1. Lưu ý
  • Ta có thể sử dụng “If”  hoặc “When” để mở đầu câu điều kiện loại 0.

II. Câu điều kiện loại 1

  1. Cách dùng

Câu điều kiện loại 1 sử dụng để diễn tả điều kiện có thực xảy ra ở hiện tại hoặc có thể xảy ra ở tương lai.

Ex: 

  • If I study hard, I will pass the exam. (Nếu tôi học hành chăm chỉ, tôi sẽ vượt qua  được bài kiểm tra.)
  • If you want to go swimming, we can go to the beach. (Nếu bạn muốn đi bơi, chúng ta có thể đi biển.)
  1. Công thức

          If + S + V s / es, S + can / will / may (not)  + V

Ex:

  • If it rains, I will stay home. (Nếu trời đang mưa, tôi sẽ ở nhà.)
  • If you don’t wear a coat, you will get cold. (Nếu bạn không mặc áo khoác, bạn sẽ bị cảm lạnh.)
  1. Lưu ý        
  • Chủ ngữ của mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính có thể là cùng một chủ ngữ hoặc khác nhau.
  • Điều kiện phủ định của câu điều kiện loại 1 ngoài thêm not có thể dùng cấu trúc Unless (If…not…)

Ex: You can’t get in unless you have a ticket. (Bạn không thể vào trừ khi bạn có vé.)

III. Câu điều kiện loại 2

  1. Cách dùng

Câu điều kiện loại 2 dùng để dự đoán về một điều kiện không có thực ở hiện tại dẫn đến hành động không thể xảy ra chính hiện tại hoặc tương lai.

Ex: 

  • If I were younger, I would be more adventurous. (Nếu tôi trẻ hơn, tôi sẽ mạo hiểm hơn.)
  • If I didn’t have to worry about money, I would be happier. (Nếu tôi không phải lo lắng về tiền bạc, tôi sẽ hạnh phúc hơn.)
  1. Công thức

                           If + S + V-ed / PI, S + would / could / should (not)  + V

Ex:

  • If I didn’t have to cook dinner tonight, I would go out to eat. (Nếu tôi không phải nấu ăn tối nay, tôi sẽ đi ăn ngoài.)
  • If I won the lottery, I would quit my job and travel the world. (Nếu tôi trúng xổ số, tôi sẽ nghỉ việc và đi du lịch vòng quanh thế giới.)
  1. Lưu ý
  • Trong mọi chủ ngữ, mệnh đề điều kiện (Mệnh đề If) khi sử dụng động từ to be thì luôn chia là “were”

Ex: If I were younger, I would be more adventurous. (Nếu tôi trẻ hơn, tôi sẽ mạo hiểm hơn.)

IV. Câu điều kiện loại 3

  1. Cách dùng

Câu điều kiện loại 3 được dùng để nói về sự kiện không có thật trong quá khứ. Nó diễn tả sự tiếc nuối hoặc mong muốn 1 hành động làm điều kiện để dẫn đến sự việc như ý.

Ex: 

  • If I had seen you before , I would have fallen in love with you. (Nếu tôi nhìn thấy bạn trước đây, tôi sẽ yêu bạn.)
  • If I hadn’t been so late, I wouldn’t have missed the train. (Nếu tôi không đến muộn, tôi đã không lỡ tàu.)
  1. Công thức

                            If + S +  had + VPII, S + would / could / should (not)  + have + V

Ex:

  • If I hadn’t spent all my money, I could have bought a new car. (Nếu tôi không tiêu hết tiền, tôi đã có thể mua một chiếc xe mới.)
  • If John had been educated thoroughly, he wouldn’t have gone to jail. (Nếu John được giáo dục kỹ lưỡng thì anh ấy đã không phải vào tù.)
  1. Lưu ý
  • Ta có thể sử dụng might để diễn tả một hành động, sự việc đã có thể xảy ra trong quá khứ những không chắc chắn

Ex: If I hadn’t been so rude, she might not have left me. (Nếu tôi không quá thô lỗ, cô ấy có thể đã không rời bỏ tôi.)

V. Câu điều kiện kết hợp 

A. Câu điều kiện kết hợp loại 1

– Câu điều kiện kết hợp có ý nhấn mạnh một việc CÓ THỂ XẢY RA ở hiện tại nếu một hành động không có thật ở quá khứ được thực hiện. Nói cách khác, đây là câu ước ngược. 

Ex: 

  • If I had started saving money earlier, I would be able to afford a new house. (Nếu tôi bắt đầu tiết kiệm tiền sớm hơn, tôi đã có thể mua một ngôi nhà mới.)
  • If I had prepared carefully, I would get the job.(Nếu tôi chuẩn bị kỹ càng, tôi đã có việc làm rồi.)

– Công thức

                           If + S + had + PII, S + would (could / should / might) + V (+ now)

Ex: 

  • If I had been born in a different country, I might have a different life. (Nếu tôi sinh ra ở một đất nước khác, tôi có thể đã có một cuộc sống khác.)
  • If I had been a doctor, I could help more people. (Nếu tôi là bác sĩ, tôi có thể đã giúp đỡ nhiều người hơn.)

– Lưu ý

  • Câu ngữ pháp này là kết hợp của câu điều kiện loại 3 ( cho mệnh đề điều kiện) và câu điều kiện loại 2 (cho mệnh đề chính).

B. Câu điều kiện kết hợp loại 2

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 dùng để diễn tả giả thiết trái ngược với thực tại, còn kết quả thì trái ngược với quá khứ.

– Cấu trúc:

If S + V(ed), S + would + have + PII

– Đây là dạng câu điều kiện kết hợp giữa mệnh đề “if” của câu điều kiện loại 2 và mệnh đề chính của câu điều kiện loại 3.

Ex:

  • If I had studied harder, I would have passed the exam. (Nếu tôi đã học chăm chỉ hơn, tôi đã thi đậu.)
  • If you had told me the truth, I would have helped you. (Nếu bạn đã nói cho tôi biết sự thật, tôi đã giúp bạn.)

VI. Các cấu trúc khác

Có một số cụm từ và cấu trúc khác có ý nghĩa tương đương với câu điều kiện và có thể thay thế trong các trường hợp nhất định.

1. Provide / Providing (that) & as/so long as

Ex:

  • Providing technological progress continues at its current speed, we will be interacting with a much wider range of nationalities in the near future.(Với điều kiện tiến bộ công nghệ tiếp tục ở tốc độ hiện tại, chúng tôi sẽ tương tác với nhiều quốc tịch hơn trong tương lai gần.)
  • I’ll stay here as long as you want me to. (Tôi sẽ ở lại đây miễn là bạn muốn tôi ở lại.)

2. Suppose / Supposing (that)

Cấu  trúc này thường dùng trong ngữ cảnh giao tiếp thân thiện, hàng ngày.

Ex: 

  • Suppose we went on a vacation together, where would we go? (Giả sử chúng ta đi nghỉ cùng nhau, chúng ta sẽ đi đâu?)
  • Supposing I was a millionaire, I might never have lived in that villa. (Giả sử tôi là triệu phú, tôi sẽ không bao giờ sống tại căn biệt thự đó.)

3. In case 

In case thường được sử dụng để diễn tả sự phòng tránh một tình huống có thể xảy ra, CÓ THỂ THAY THẾ cho if và được đặt ở giữa câu.

Ex: 

  • We should have a plan in case of an emergency. (Chúng ta nên có một kế hoạch phòng khi có trường hợp khẩn cấp.)
  • I’ll call you in case I have any questions. (Tôi sẽ gọi cho bạn phòng khi tôi có bất kỳ câu hỏi nào.)

4. Or / otherwise

Or và otherwise được sử dụng để diễn tả 1 điều có thể xảy ra nếu điều kiện đi trước không được thực hiện đúng như dự định. Or và otherwise KHÔNG THAY THẾ cho If mà chỉ đứng trước mệnh đề chính.

Ex:

  • You should study harder or you will fail the test. (Bạn nên học chăm chỉ hơn hoặc bạn sẽ trượt bài kiểm tra.)

The children want to go to the party, otherwise we just stay home. (Bọn trẻ muốn đi dự tiệc, nếu không chúng ta sẽ chỉ ở nhà.)

Bài viết liên quan

Lý do phụ huynh chọn SAM

Cầu nối gắn kết giữa PH & HS

SAM luôn cập nhật lộ trình cũng như tình hình học tập của HS nhanh chóng để PH có thể nắm bắt kết quả học tập của con em mình.

Cơ sở vật chất hiện đại

Lớp học của SAM được lắp đặt trang thiết bị học tập hiện đại, bày trí gọn gàng, khoa học giúp học sinh tiếp thu bài học hiệu quả hơn.

Hệ thống kỉ luật cao

SAM tạo ra một môi trường học tập thoải mái nhưng vẫn có tính kỉ luật giúp HS có trách nhiệm và ý thức với kết quả học tập của mình.

Phụ huynh nghĩ gì về SAM?

Lý do học sinh chọn SAM

Phương pháp giảng dạy mới mẻ, dễ tiếp cận

Phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với trình độ, độ tuổi và mối quan tâm của từng nhóm học sinh.

GV & TG nhiệt huyết, tận tâm

Học sinh nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên và trợ giảng trong quá trình học tập trên lớp và ngoài lớp.

Nhiều hoạt động học tập thú vị

Học sinh tiếp cận kiến thức không chỉ qua sách vở mà còn qua các hoạt động làm bài nhóm, thuyết trình, phản biện, vẽ mindmap,

Học sinh nghĩ gì về SAM?